Ăn 1 nắm rau này “muôn vàn” lợi ích, ở quê mọc um tùm như “cỏ dại” mà ít ai để ý
Có một loài cây mọc dại thường gặp quanh vườn nhà, mọc chen với các chậu cây cảnh, có thể vừa làm rau, vừa làm thuốc. Bất ngờ lợi ích bất ngờ của cây chua me đất
Chua me đất còn có tên là tạc tương thảo, chua me bá chìa… Để làm thuốc, người ta thường sử dụng toàn cây hoặc chỉ dùng lá. Thoạt nhìn loại cây chua me đất màu xanh lục với ba cánh hình trái tim, được lũ trẻ làng gọi là cỏ ba lá. Những dây chua me đất mọc bò lan trên mặt đất, thân đỏ nhạt, có ít lông. Trong khi đó lá chua me đất có cuống dài, gầy, hơi có lông. Hoa mọc thành tán gồm 2 – 3 hoa, có khi 4 hoa màu tím, có nơi màu vàng.
Hạt hình trứng, màu nâu thẫm, dẹt, có bướu, mọc đều thành hàng. Ở nước ta lá chua me mọc ở khắp nơi. Loài cây này có thể sử dụng làm rau ăn và dùng làm thuốc. Đặc biệt, chua me đất hoa vàng là một cây thảo, mọc lan, bò trên mặt đất, thân đỏ nhạt, có ít lông.
Chua me đất hoa vàng có vị chua, tính mát, không độc, có tác dụng giải nhiệt, kháng sinh, tiêu viêm, làm dịu, làm hạ huyết áp và lợi tiêu hóa. Cây chua me đất hoa vàng thường được dùng trị: Sổ mũi, sốt, ho viêm họng; Viêm gan, viêm ruột, lỵ; Bệnh đường tiết niệu và sỏi; Suy nhược thần kinh; Huyết áp cao. Dùng ngoài cũng trị chấn thương bầm giập, rắn cắn, bệnh ngoài da, nấm da chân, nhọt độc sưng tấy, eczema và trị bỏng. Theo đông y, chua me hoa vàng có vị chua, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, lương huyết, tán ứ, tiêu thũng giải độc; dùng chữa kiết lỵ, tiêu chảy, vàng da, tiểu rắt, viêm họng, mụn nhọt, lở ngứa…
Chua me đất hoa vàng có vị chua, tính mát, giải nhiệt… Ảnh minh họa. – Sắc uống chữa cảm sốt: Trong dân gian, thường dùng toàn cây chua me đất hoa vàng, sao vàng, sắc uống chữa cảm sốt, bệnh scobut, viêm niệu đạo. Liều dùng hàng ngày: Từ 30-50g (toàn cây hoặc lá tươi), nếu dùng khô chỉ cần 5-10g. – Chữa viêm loét miệng: Chua me đất tươi 60g, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt; dùng bông chấm nước cốt, bôi vào những nơi tổn thương, ngày bôi nhiều lần. – Chữa huyết áp cao: Chua me đất hoa vàng khô 30g, hạ khô thảo 10g, cúc hoa vàng 15g.
Sắc uống trong ngày. – Trị viêm họng sưng đau: Bạn nên hái chua me đất hoa vàng 50g tươi, rửa sạch, thêm một chút muối nhai và nuốt từ từ. – Trị sởi: Chua me đất hoa vàng phơi khô 9g. Sắc uống. – Trị mất ngủ: Chua me đất hoa vàng 20g, lá thông đuôi ngựa 6g; cho vào nồi đổ ngập nước sắc lên, chia 3 lần uống trong ngày. – Chữa viêm tuyến vú cấp: Chua me đất 30g tươi, sắc uống, bã đắp vào chỗ sưng. – Trị mụn nhọt: Dùng ngoài (nước sắc hoặc giã cây tươi vắt lấy nước), để rửa hoặc bôi lên mụn nhọt, vết loét.
Cách nấu canh chua me đất đưa cơm ngày hè nóng nực Chỉ cần hái vài lá chua me đất là đủ để có một nồi canh chua đặc sắc. Nồi canh vừa chín tới được múc ra một chiếc âu nhựa cũ, nước canh rất trong, nhìn rõ cả từng miếng cá tràu trắng mịn, màu xanh tươi của lá me đất, vị thơm của hành, ngò. Đó là hương vị dân dã, thấm thía, ngọt lành của ngày xưa bình dị. Nếu không có cá tươi, lấy con tép khô hay cá cơm khô để nấu canh với lá chua me đất, cũng là món ăn dịu mát ngày hè. Nguyên liệu: – Cách chế biến món canh này cũng rất đơn giản.
Để có một tô canh me đất nấu cá cơm như ý, cần khoảng 3 lạng cá cơm tươi và một nắm lá me đất. – Cá cơm được được bỏ đầu và ruột, rửa nước muối cho sạch vẩy, vớt ra để ráo rồi ướp khoảng 15 phút trước khi nấu với chút nước mắm ngon cùng hạt tiêu và vài củ hành tím giã nát, thêm chút dầu ăn, chút bột ớt. Cách làm: – Me đất rửa sạch, ráo nước và cắt khúc ngắn. Nấu nước sôi cho cá đã ướp vào, khoảng 2 phút sau cho tiếp me đất. – Bạn nên nấu thêm 2 phút nữa và nêm nếm cho vừa miệng rồi tắt bếp. Múc canh ra tô cho thêm chút hành lá, rau răm, ngò ri thái nhỏ. Canh chua me đất nấu cá cơm có thể ăn kèm với rau sống như xà lách, diếp cá, hoa chuối thái sợi, giá đỗ, rau thơm… thì càng thêm ngon miệng. – Món canh này có thể dùng với cơm nóng hay với bún đều ngon. Nhìn tô canh rất hấp dẫn với màu trắng của cá cơm, màu xanh của me đất điểm xuyết màu cánh kiến của dầu ăn trông rất bắt mắt.