Phía sau chuyện người dân Phú Thượng lái xế hộp bán xôi vỉa hè

Những tiểu thương dùng ô tô đi bán xôi ở các điểm rất xa nội thành Hà Nội hầu hết là dân làng nghề Phú Thượng (quận Tây Hồ).

xoi phu thuong 5.jpg

Làng Phú Thượng (Hà Nội) từ lâu đời nổi tiếng với nghề làm xôi truyền thống, với rất nhiều loại như xôi chè, xôi xéo, xôi gấc, xôi ngũ sắc… Từ 2h sáng mỗi ngày, các gia đình hành nghề này đã thức giấc làm việc.

xoi phu thuong 11.jpg

Những năm qua, việc dùng nồi điện có thể nấu tới nửa tạ gạo, xôi chín đều và năng suất hơn phương pháp đồ xôi kiểu cũ.

xoi phu thuong 8.jpg

4h30 sáng, tại làng nghề xôi Phú Thượng, nhiều người bắt đầu mang xôi đến điểm bán. Quãng đường gần, phương tiện chủ yếu là xe máy.

xoi phu thuong 1.jpg

Còn đi xa, một số hộ chọn đi ô tô. Anh Trường Sơn, một người dân ở làng Phú Thượng cho hay, nơi anh ở có hàng chục hộ dùng ô tô đi bán xôi đã nhiều năm qua.

xoi phu thuong 4.jpg

Mua chiếc ô tô 7 chỗ trị giá khoảng 700 triệu đồng được 2 năm nay, mỗi ngày gia đình chị Nguyễn Thị Thanh Hương đều dậy từ sớm, chất đồ lên xe kín cả phần cốp phía sau. Chị Hương kể, nhà có truyền thống 3 đời làm nghề này. Mẹ chồng chị đi bán xôi. Sau này chị tiếp nối truyền thống và giờ đây có con trai, con dâu, con rể cùng tham gia. “4h30 sáng cả gia đình tôi bắt đầu lên đường, 50kg xôi chia ra 4 thúng mỗi người đi một ngả. Tôi đi bán ở Kim Mã, còn lại người thì đi tận Sóc Sơn, người đi sang Bắc Ninh”.

xoi phu thuong 3.jpgCũng chính vì đi sớm, hàng hóa cồng kềnh nên gia đình có 4 người đi bán xôi quyết định vay ngân hàng, cùng với số tiền tiết kiệm của cả chục năm để mua chiếc ô tô, đi lại cho an toàn.

xoi phu thuong 16.jpgCũng sở hữu một chiếc ô tô, anh Công Mạnh Cường (34 tuổi) cùng các thành viên khác trong gia đình phải dậy từ 2h sáng để làm hàng. Mỗi người một việc từ đồ xôi, kho thịt, nặn đỗ… để kịp 5h bắt đầu đi bán. “Được biết đến trên mạng xã hội với hình ảnh lái ô tô đi bán xôi, thế nhưng không phải ai cũng hiểu lý do phía sau”, anh Cường nói.

xoi phu thuong 14.jpgSở dĩ các hộ bán xôi quyết định mua ô tô là do trước đó đi lại bằng xe máy quá vất vả và nguy hiểm.

xoi phu thuong 19.jpg“Vợ tôi đi chợ bán xôi năm nay cũng gần chục năm, có lần đi xe máy không may bị va quệt, chấn thương. Vì thế mà gia đình cũng mua chiếc ô tô cũ để đi lại hàng ngày cho yên tâm”, anh Cường kể.

xoi phu thuong 21.jpg

Buổi sáng đưa vợ đến điểm bán quen thuộc ở chân cầu Đông Trù, rồi anh vòng qua cầu Chương Dương đến điểm bán của mình. Tính ra mỗi ngày anh Cường phải di chuyển quãng đường khoảng 50km.

xoi phu thuong 25.jpg

6h sáng, khi hàng xôi của chị Bạch Hải Yến (vợ anh Cường) mới chỉ bắt đầu bày ra đã có rất nhiều người đến mua.

Suất xôi có giá trung bình từ 10.000-20.000 đồng, được người phụ nữ có gần chục năm kinh nghiệm làm nhoay nhoáy chỉ trong vài chục giây. Chị Đỗ Mỹ Thịnh (Đông Anh, Hà Nội) là thực khách trung thành với sở thích ăn xôi xéo, cho hay: “Ngoài ăn sáng, khi nhà có cỗ tôi cũng đến mua xôi tại đây. Xôi Phú Thượng ngay cả khi để nguội vẫn giữ được độ dẻo thơm”.

Theo bà Nguyễn Thị Loan, Chủ tịch Hội làng nghề Phú Thượng, những năm qua, người dân nấu xôi đi bán ở làng tăng lên, trong số đó có không ít người trẻ, thuộc thế hệ 9X. Trung bình mỗi nhân công thu nhập ổn định khoảng 300.000 đồng/ngày. Cũng có những người thu nhập cao hơn do nhận làm cỗ, tuy nhiên không phải là nhiều.

Những trường hợp người dân đi ô tô bán xôi ở làng xuất phát từ việc muốn đi bán xa hơn, sang những tỉnh lân cận. Tuy nhiên để mua được những chiếc ô tô để đi lại, nhiều gia đình cũng phải vay ngân hàng, tiết kiệm trong nhiều năm.

anchoi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *